Strap là một đồ vật giữ và gắn chặt các đồ dùng khác nhau với nhau. Có rất nhiều loại dây strap hiện nay, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng có thể là dây đeo máy ảnh, dây cổ tay, dây đeo vali, dây đai an toàn trong xe hơi và nhiều hơn nữa. Strap giúp giữ an toàn và sắp xếp gọn gàng các đồ vật, đồng thời cũng là một phụ kiện thời trang phổ biến.
Strap là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực đồng hồ đeo tay. Bài này sẽ giới thiệu cho bạn đọc về khái niệm strap là gì và các loại strap của đồng hồ đeo tay.
Strap là gì?
“Strap” dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt có nghĩa là “dây đeo”. Strap được sử dụng nhiều trong ngành đồng hồ đeo tay với tên gọi là dây đeo đồng hồ. Có thể nói, strap là một trong những bộ phận quan trọng của đồng hồ, giúp người dùng có thể đeo đồng hồ trên cổ tay, đồng thời tạo nên giá trị và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Một bộ dây đồng hồ được xác định kích thước bằng số đo chiều dài và chiều rộng của dây, tính theo đơn vị mm. Thông thường chiều rộng strap sẽ dao động từ 16mm – 24mm, chiều dài strap ở mẫu của nam là từ 196 – 241 mm, còn ở của mẫu nữ là khoảng 171 – 203 mm.
Phân loại dây strap hiện nay
Sau khi đã biết dây strap là gì thì chúng được phân ra làm mấy loại, cùng SHOPDONGHO.com tìm hiểu nhé.
Metal straps
Metal straps là dây kim loại. Đây là loại thường thấy trên đồng hồ đeo tay với chất liệu đồng chất với bộ vỏ đồng hồ. Ngày nay, các loại kim loại được sử dụng để làm dây đeo đồng hồ thường là thép không gỉ hoặc inox, cao cấp hơn sẽ có titanium, vàng hoặc bạc nguyên khối.
Ngoài ra, khi kết hợp chất liệu kim loại với công nghệ mạ PVD sẽ còn có thể tạo ra những bộ dây kim loại đủ màu sắc bắt mắt như vàng, vàng hồng, đen,… Còn nếu xét theo thiết kế thì dây kim loại sẽ phân thành nhiều loại khác nhau như dây mesh, dây oyster, dây milanese,…
Ưu điểm của strap kim loại là cứng cáp, khả năng chống ăn mòn cao, chống oxi hóa tốt và không thấm nước, khi bị cũ có thể đánh bóng lại như mới. Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng vệ sinh sản phẩm để giữ vẻ ngoài luôn sáng bóng. Tuy nhiên, giá thành của dây kim loại khá cao, thường sẽ từ 2.000.000 đồng trở lên.
Leather straps
Bên cạnh Metal straps thì Leather straps cũng là chất liệu được ưa chuộng. Những loại da được sử dụng để làm dây đồng hồ gồm có da nhân tạo tổng hợp, da bò, da cừu, cao cấp hơn sẽ có dây da đà điểu, da cá sấu, sản xuất bằng nhiều cách khác nhau như tổng hợp, quét nhựa, giả da,…
Cũng nhờ sự phát triển của công nghệ thuộc da mà màu sắc dây da ngày đã không còn giới hạn trong 2 màu nâu đen truyền thống mà đã đa dạng hơn rất nhiều, ví dụ như màu đỏ, trắng, xanh lam, xanh lục,…
Ưu điểm của dây da là mềm, nhẹ, ôm sát cổ tay khi đeo nhưng vẫn tạo cảm giác thoải mái và đặc biệt là dễ phối hợp với nhiều phong cách trang phục từ sang trọng, bình dân cho đến thể thao. Nhược điểm của Leather straps là tuổi thọ thấp, trung bình từ 1 năm đến 2 năm và dễ thấm nước, thấm mồ hôi nên người dùng phải vệ sinh sản phẩm thường xuyên.
Rubber straps
Rubber Straps hay dây cao su là loại chất liệu công nghệ mới, bắt đầu phổ biến từ khoảng đầu thế kỷ 21 và thường được sử dụng trên các mẫu đồng hồ thể thao hoặc đồng hồ điện tử. Dây cao su ở đồng hồ thường được làm từ ba loại chất liệu là cao su thiên nhiên, silicon và cao su tổng hợp PU (polyurethane), trong đó cao su thiên nhiên được lấy từ mủ của cây cao su là loại cao cấp nhất.
Đặc điểm của dây đeo cao su là độ đàn hồi tốt, có thể bị uốn cong rồi trở lại như hình dạng ban đầu, mềm mại như dây da nhưng không thấm nước nên thường được sử dụng cho các dòng đồng hồ thể thao ngoài trời hoặc đồng hồ lặn nước. Tuy nhiên, ngoại trừ cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp PU và silicon đều có tuổi thọ sử dụng ngắn, chỉ tầm 1 năm là sẽ trở nên giòn gãy và cần phải thay mới.
Fabric straps
Fabric straps hay dây vải thường xuất hiện trên các mẫu đồng hồ quân đội hoặc đồng hồ thời trang bình dân. Điều khiến người dùng yêu thích dòng dây này là sự bền chắc, thoáng mát và giá thành phù hợp. Kiểu thiết kế cho dây vải cũng khá đa dạng như: kiểu Nato, kiểu Zulu và kiểu Perlon.
Loại dây này lại dễ thấm nước, thấm mồ hôi, tạo ra mùi khó chịu nếu đeo lâu, từ đó có thể gây ra tình trạng bị ố đen và nhoè màu, gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, thiết kế của dây đeo vải thường không tạo được vẻ trang trọng để phối hợp với những mẫu trang phục nghiêm trang, thanh lịch.
Ceramic straps
Dây Ceramic được sử dụng làm dây đeo đồng hồ được gọi là gốm kỹ thuật hóa, khác với những loại gốm sử dụng trong sinh hoạt. Hợp chất kim loại làm nên gốm dùng cho đồng hồ là oxy, nitro và carbon. Được sản xuất với kỹ thuật cao, loại gốm này mang tới độ cứng cao hơn cả thép không gỉ và khả năng chống nước tuyệt đối. Tuy nhiên nhược điểm lại nằm ngay ở độ cứng cao dẫn đến việc chịu lực kém hơn so với thép.
Vậy là bạn đọc đã biết dây strap là gì. Để cập nhật thêm nhiều thông tin về đồng hồ, hãy thường xuyên theo dõi website của SHOPDONGHO.com nhé.