Giá vàng được dự báo đi ngang là chỉ số thị trường tiền tệ vàng trong một thời gian nhất định. Mặc dù không có xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt, giá vàng giữ ổn định trong thời gian đó. Điều này có thể được xem là một thị trường giao dịch tỉnh lẻ, không có yếu tố thay đổi lớn. Các nhà đầu tư có thể xem xét tiếp tục theo dõi giá vàng trong thời gian này để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.
Vàng giữ quanh ngưỡng 2.000 USD mỗi ounce và giới phân tích cho rằng xu hướng đi ngang có thể tiếp diễn trong tuần này.
Dự báo giá vàng tuần này, trong số 18 nhà phân tích Phố Wall tham gia khảo sát, chỉ có ba chuyên gia (17%) giữ quan điểm lạc quan về vàng. Sáu nhà phân tích (33%) cho rằng kim loại quý sẽ giảm giá trong tuần này, còn 9 chuyên gia (50%) dự báo thị trường sẽ đi ngang.
Đây là tuần thứ hai liên tiếp các chuyên gia giữ quan điểm trung lập chiếm ưu thế. Trong hai tuần qua, vàng giao dịch trong phạm vi 1.930-1.980 USD mỗi ounce. Cuối tuần trước, kim loại quý lên tiệm cận ngưỡng 2.000 USD.
Do sự cố kỹ thuật, Kitco News cho biết không thể thực hiện khảo sát trực tuyến với nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, một cuộc thăm dò trên Twitter cho thấy phần lớn các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn lạc quan về vàng trong thời gian tới.
Hầu hết chuyên gia cho rằng giá vàng có thể gặp khó khăn trong ngắn hạn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và có thể nhắc lại lập trường diều hâu khi lạm phát tăng cao có nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
"Cuộc họp của Fed vào tuần tới sẽ là yếu tố chính quyết định hướng đi ngắn hạn của vàng, nhưng rủi ro vẫn là xu hướng giảm", Adrian Day, chủ tịch của Adrian Day Asset Management, nhận xét.
"Vàng có thể tiếp tục giảm từ mức cao đầu tháng 4 do lo ngại về chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, điều này xảy ra sau sự lạc quan thái quá vào tháng 3 về khả năng xoay trục của Fed".
Cho đến nay, thị trường đang nghiêng về khả năng Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tuần tới. Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng vàng sẽ nhạy cảm với bất kỳ định hướng nào từ người đứng đầu Fed, như đề xuất tăng lãi suất nhiều hơn trong năm nay hoặc ngân hàng trung ương duy trì các chính sách này lâu hơn dự kiến.
Công cụ CME FedWatch cũng cho thấy thị trường đang bắt đầu hướng tới khả năng Fed tăng tiếp 25 điểm cơ bản vào tháng 6 và hạ kỳ vọng về khả năng giảm lãi suất cho đến sau mùa hè.
Ở chiều ngược lại, một số nhà phân tích vẫn giữ quan điểm tích cực về vàng trong ngắn hạn.
Phillip Streible, chiến lược gia trưởng về thị trường tại Blue Line Futures, cho rằng diễn biến giá gần đây cho thấy các nhà đầu tư đã "chấp nhận" ngưỡng 2.000 USD, nghĩa là bất kỳ đà giảm mạnh nào cũng có thể được coi là cơ hội mua vào.
Chuyên gia này cũng cho rằng vàng có nhiều khả năng tăng giá hơn, giữa việc đặt cược vào lập trường ôn hòa từ Chủ tịch Fed Jerome Powell, so với rủi ro bán tháo do quan điểm điều hâu.
Một số nhà phân tích cũng lưu ý rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể tiếp tục tăng lãi suất, nhưng điều đó chỉ làm tăng thêm nguy cơ ngân hàng trung ương đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Xu hướng này, theo các chuyên gia, đang thúc đẩy giai đoạn đi ngang của vàng ở vùng giá quanh 2.000 USD.
Minh Sơn (theo Kitco)