Ngày nay đồng hồ tự đông ( Automatic) có khả năng tự động lên dây đã quá phổ biến, cõ lẽ vì vậy mà ít người biết rằng cơ chế lên dây tự động có lịch sử hình thành và phát triển gần 2 thế kỷ mới có thể hiện thực hóa.
Lần đầu tiên vào năm 1777, Bậc thầy chế tác đồng hồ Ambraham Louis Perelet cho ra mắt chiếc đồng hồ tự động lên dây bằng chuyển động của một quả lắc khi người dùng cầm chiếc đồng hồ này đi bộ, chỉ với 15 phút đi bộ đồng hồ có thể hoạt động được 8 ngày. Nhưng đó là trên chiếc đồng hồ để bàn, nên tính ứng dụng của nó cũng có vẻ hơi thiếu thực tế. Ngay sau đó Ambraham Louis Bregues thấy hứng thú với phát minh này và mua lại, nhưng những chiếc đồng hồ tự động ông tạo ra cũng không thể hoạt động được như kỳ vọng đến 1810 ông đã ngừng sản xuất chúng.
Mãi tới năm 1922, một thanh niên người anh tên là John Harwood, nghĩ ra cách cải tiến cơ chế lên giây tự động cho đồng hồ đeo tay khi tình cờ thấy 2 đứa nhóc chơi bập bênh. Ý tưởng mất 2 năm hoàn thiện tới ngày 1/9/1924 thì được cấp bằng sáng chế. Cầm phát minh trong tay anh tự tin đưa vào sản xuất, và sản xuất ra được bộ máy tự động lọc cọc ( thường gọi là Automatic Bumper). Năm 1928 anh tự tin thành lập công ty sản xuất đồng hồ tự động. Nhưng quá đen đủi cho anh khi thành lập công ty đúng thời điểm kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng khoảng 1929-1933.
Sinh nhầm thời lại còn sai thế, khi gặp ngay anh đồng hương Hans Wilsdorf cho ra mắt bộ tự động xoay hẳn 360 độ luôn chứ không phải lắc qua lắc lại như bộ tự động lọc cọc của mình. Nhưng tìm hiểu kĩ tra mới biết hóa ra Hans Wilsdorf lấy thiết kế của John về và cải tiến lại, đã thế lại chơi xấu khi truyền thông rầm rộ: “ Rolex là chiếc đồng hồ đeo tay tự động trên thế giới.”
Trước tình cảnh đó John Harwood đâu thể chịu ngồi yên, dù rất cay cú nhưng anh vẫn bình tĩnh đánh điện yêu cầu Rolex phải đính chính thông tin. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, dây vào mấy cái thương quyền thương hiệu lại lằng nhằng, ngay hôm sau Rolex cho đăng tin xin lỗi John, đồng thời đăng kèm hình của anh và in luôn hình Perelet bên cạnh mẫu quảng cáo Rolex Oyster Perpetual như để đặt mình ngang hàng với những người đã sáng tạo ra cơ cấu tự động trong đồng hồ.
Phải công nhận đây là chiêu bài quá hiệu quả, bằng chứng là Rolex thoát khỏi kiện cáo và vẫn cứ ăn nên làm ra bình thường. Trong khi đó thì Công ty của John ngày càng lui bại rồi phá sản và đến sau này thì chẳng còn mấy người biết đến tên.
Xét về mặt công lao thì không thể phủ nhận John Harwood là người đầu tiên đưa cơ chế lên giây tự động vào đồng hồ đeo tay, Nhưng Rolex đã làm nó hoạt động tốt hơn và đưa nó đến với toàn thế giới.